Xoay xở thế nào với thu nhập từ 6 - 8 triệu đồng/tháng ở thành phố lớn?
Lễ khai mạc có sự tham dự của Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Lắk, TP.Buôn Ma Thuột và các địa phương; Tổng Giám đốc Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO) - bà Vanusia Nogueira; đại diện các Bộ, ban, ngành trung ương, đoàn ngoại giao, tổ chức, hiệp hội, doanh nghiệp cùng đông đảo phóng viên báo chí trong và ngoài nước. Với những nội dung đặc sắc ca ngợi con người, vùng đất Buôn Ma Thuột, tôn vinh những giá trị của cà phê Robusta Buôn Ma Thuột, văn hóa cà phê Việt Nam, Lễ khai mạc đã thu hút hàng ngàn du khách trong nước, quốc tế, người dân địa phương cùng theo dõi ngay tại quảng trường, cũng như qua chương trình truyền hình trực tiếp trên sóng Đài truyền hình Việt Nam - kênh VTV1 & Kênh DRT - Đài Phát thanh và Truyền hình Đắk Lắk, Đài Phát thanh và Truyền hình các tỉnh Tây nguyên.Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 diễn ra từ 9 - 13.3 là sự kiện trọng đại chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk (10.3.1975 - 10.3.2025). Là một trong những hoạt động quan trọng của kỳ lễ hội năm nay, lễ khai mạc được dàn dựng công phu, quy mô với chương trình nghi lễ trang trọng có sự tham gia của đông đảo các cấp lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ ban ngành đoàn thể trung ương, địa phương, các tổ chức, hiệp hội cà phê thế giới và đông đảo mời đến từ hơn 30 quốc gia. Đồng thời, chương trình nghệ thuật đặc sắc tôn vinh hạt cà phê Robusta Buôn Ma Thuột và văn hóa cà phê Việt Nam quy tụ hơn 1.500 nghệ sĩ, ca sĩ, diễn viên, sinh viên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, các đoàn nghệ thuật trong nước, quốc tế tham gia.Tại lễ khai mạc, ông Trần Hồng Hà - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ đã phát biểu chào mừng lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột và nhấn mạnh giá trị của cà phê Việt Nam: "Cà phê là một trong những sản phẩm nông nghiệp chủ lực Việt Nam, là trụ cột xuất khẩu nông sản quốc gia, khẳng định vị thế Việt Nam là một trong những nhà xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 không chỉ tôn vinh cà phê Việt Nam, biểu tượng của sáng tạo, thành công mà còn là diễn đàn mang tầm vóc toàn cầu, nơi các quốc gia sản xuất và tiêu dùng cà phê hội tụ, cùng nhau chia sẻ tầm nhìn bền vững cho ngành cà phê thế giới".Cũng trong chương trình Lễ khai mạc, bà Huỳnh Thị Chiến Hòa, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh; Phó trưởng Ban Chỉ đạo Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 phát biểu: "Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột là sự kiện kinh tế, văn hóa nổi bật của tỉnh Đắk Lắk, qua 8 lần tổ chức đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong lòng người dân, du khách trong nước và quốc tế, trở thành ngày hội để vinh danh những người trồng, sản xuất, chế biến, kinh doanh, xuất nhập khẩu cà phê. Với tinh thần đổi mới và sáng tạo, Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 hứa hẹn nhiều chương trình ý nghĩa, đặc sắc và hấp dẫn, mang đến quý vị, du khách những trải nghiệm thú vị, được đắm mình vào hương sắc cà phê và những lễ hội văn hóa độc đáo hòa cùng tiếng cồng chiêng trong thời khắc đẹp nhất của tháng 3 Tây nguyên".Đặc biệt, lần đầu tiên tham dự Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột, Bà Vanusia Nogueira - Tổng giám đốc Tổ chức Cà phê quốc tế (ICO) phát biểu tại lễ khai mạc: "Thay mặt cho Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO), tôi tự hào đứng ở đây để cùng quý vị tôn vinh vai trò quan trọng của cà phê và những tác động kinh tế - xã hội sâu sắc của cà phê đối với đời sống của người nông dân địa phương, đặc biệt là ở khu vực Tây nguyên và tỉnh Đắk Lắk. ICO luôn cam kết trong việc hỗ trợ toàn bộ chuỗi giá trị cà phê, cải thiện đời sống, đảm bảo thu nhập ổn định và thịnh vượng cho nông dân, phát triển bền vững về môi trường trong ngành, thúc đẩy tiêu dùng cà phê toàn cầu".Diễn ra đúng vào dịp chào mừng Ngày Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk (10.3.1975 - 10.3.2025), trong phần nghi lễ khai mạc Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025, tổ khúc nghệ thuật "Buôn Ma Thuột - 50 năm hòa bình và phát triển" đã đưa đại biểu, người xem cùng hòa chung không khí hào hùng đầy tự hào về tinh thần kiên cường của con người Tây nguyên, và hành trình vươn lên mạnh mẽ của thủ phủ cà phê Buôn Ma Thuột trong nửa thế kỷ qua để trở thành "Điểm đến của cà phê thế giới".Đặc biệt, ngay trong lễ khai mạc Lễ hội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chính thức trao Chứng nhận "Tri thức trồng và chế biến cà phê Đắk Lắk" là Di sản Văn hóa phi Vật thể Quốc gia cho tỉnh Đắk Lắk. Đây là niềm vui mừng, phấn khởi của người nông dân trồng cà phê nói riêng cũng là niềm vinh dự, tự hào của ngành cà phê, của tỉnh Đắk Lắk nói chung. Sự kiện này mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng, khẳng định giá trị di sản đặc biệt của cà phê Đắk Lắk, cũng như ghi nhận sự đóng góp to lớn của những người nông dân trồng trọt, người chế biến cà phê… đã cống hiến chung tay tạo nên sự phát triển của tỉnh Đắk Lắk nói riêng và ngành cà phê Việt Nam nói chung trên toàn cầu.Lấy thông điệp "Buôn Ma Thuột - Điểm đến của cà phê thế giới" làm chủ đề, chương trình nghệ thuật lễ khai mạc lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột năm nay không những tạo một ấn tượng mạnh mẽ với du khách, người yêu cà phê về một chương trình nghệ thuật đặc sắc được dàn dựng công phu mà còn khơi dậy niềm tự hào sâu sắc về vùng đất, con người, văn hóa cà phê Buôn Ma Thuột trên hành trình vươn mình trở thành "Thành phố cà phê của thế giới". Đây là lần đầu tiên Ban Tổ Chức Lễ hội giao trọng trách cho Tập đoàn Trung Nguyên Legend phối hợp tổ chức Lễ khai mạc với mong muốn tạo nên một Lễ khai mạc đặc sắc, giàu tính mới, hấp dẫn để Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột thật sự là "Điểm đến của cà phê thế giới".Những phần trình diễn đầy màu sắc văn hóa Tây nguyên kết hợp tinh tế giữa âm nhạc, ánh sáng, nghệ thuật cùng sự tham gia của đông đảo nghệ sĩ, ca sĩ, diễn viên, sinh viên địa phương, trong nước, quốc tế trên không gian sân khấu hóa được tạo hình đẹp mắt kết hợp yếu tố truyền thống và công nghệ hiện đại không ngừng cuốn hút người xem.Gồm ba chương "Buôn Ma Thuột - Khát vọng vươn xa", "Buôn Ma Thuột - Hạt vàng đen Robusta" và "Buôn Ma Thuột - Thành phố Cà phê", chương trình nghệ thuật đưa người xem đắm mình hoàn toàn vào không gian văn hóa, đời sống cà phê Tây nguyên, qua đó, khám phá hành trình cây cà phê cùng con người nơi đây kiên cường, không ngừng nỗ lực vươn lên để góp phần đưa Buôn Ma Thuột trở thành "Thủ phủ cà phê toàn cầu". Từ tiết mục múa "Những dấu chân khai phá" trong chương "Buôn Ma Thuột - Khát vọng vươn xa" với những điệu múa cồng chiêng mạnh mẽ và âm hưởng Tây nguyên hào sảng đã mang đến một không gian Tây nguyên hùng tráng, đầy khát vọng. Hành trình phát triển của vùng đất đỏ bazan màu mỡ cách đây 160 triệu năm, nơi những người con Tây nguyên đã đi khai sơn phá thạch, gìn giữ mảnh đất cao nguyên hùng vĩ và cùng nhau kiến tạo một nền văn hóa đặc sắc được tái hiện một cách rõ nét.Chương "Buôn Ma Thuột - Hạt vàng đen Robusta" tiếp tục đem đến sự bùng nổ cảm xúc và năng lượng mạnh mẽ. Qua màn trình diễn nghệ thuật kết hợp pha chế cà phê cùng những ly cà phê tuyệt ngon được trao đến đại biểu, khán giả ngay trong chương trình đã tạo dấu ấn đặc biệt cho người xem. Giá trị của hạt cà phê Robusta Buôn Ma Thuột được khẳng định và tôn vinh bởi những phẩm chất khác biệt, đặc biệt, lấp lánh như những hạt vàng đen đã chinh phục người tiêu dùng trong nước và thế giới, trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực "bùng nổ trên toàn cầu" và đưa Việt Nam trở thành cường quốc sản xuất, xuất khẩu cà phê Robusta lớn bậc nhất thế giới.Khép lại với chương "Buôn Ma Thuột - Thành phố Cà phê", chương trình nghệ thuật khai mạc Lễ hội mở ra bức tranh tương lai triển vọng của thủ phủ Buôn Ma Thuột với quyết tâm "nâng tầm giá trị cà phê không chỉ là một thức uống thông thường mà trở thành cà phê văn hóa, cà phê nghệ thuật đến cà phê triết đạo". Những màn trình diễn sôi động, nhiệt huyết của các diễn viên trẻ đưa khán giả cảm nhận nhịp sống sôi động của một thành phố giàu tiềm năng đang vươn mình mạnh mẽ để trở thành Thành phố cà phê của thế giới. Tự hào tiếp nối hành trình phát triển, thủ phủ cà phê Buôn Ma Thuột không chỉ vùng đất trồng cà phê mà sẽ là nơi định hình và lan tỏa văn hóa cà phê Việt Nam trên bản đồ cà phê thế giới.Với thông điệp Buôn Ma Thuột - "Điểm đến của cà phê thế giới", Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột không chỉ là dịp tôn vinh ngành cà phê mà còn thúc đẩy phát triển du lịch, thương mại và đầu tư cà phê bền vững. Tiếp nối chương trình khai mạc, nhiều hoạt động hấp dẫn tiếp tục diễn ra như hội chợ triển lãm chuyên ngành Cà phê và sản phẩm OCOP, Hội nghị giao thương quốc tế - Kết nối nâng tầm cà phê Việt, cùng nhiều hoạt động du lịch văn hóa hưởng ứng trên toàn tỉnh hứa hẹn mang đến lễ hội cà phê đặc sắc, quảng bá thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột và tạo dựng hình ảnh về một Đắk Lắk năng động, phát triển với thế giới.Nhận định AS Roma vs M.U (2 giờ sáng 7.5): Chủ nhà chờ phép màu
Thạc sĩ Trần Xuân Tiến, Phó trưởng bộ môn truyền thông Trường ĐH Văn Hiến, lý giải việc nhiều người có xu hướng đi ăn, chơi theo lời giới thiệu của TikToker là vì những video đó có tính trực quan, sinh động. Công chúng được nhìn thấy rõ ràng, chi tiết, sống động và chân thực về các món ăn, thức uống, địa điểm vui chơi.
Vì sao Lương Thu Trang bị 'ném đá', chê bai cả nhan sắc?
Viện KSND TP.Hà Nội mới đây ra quyết định trả hồ sơ, yêu cầu điều tra bổ sung vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Công ty đầu tư thương mại bất động sản Nhật Nam, Công ty Sông Đà Nhật Nam và Công ty Sông Đà Invest.Trước đó, tháng 12.2024, Công an TP.Hà Nội đã ban hành kết luận, đề nghị truy tố bà Vũ Thị Thúy (41 tuổi, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty bất động sản Nhật Nam) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Cùng vụ án còn có 5 người khác, gồm Trần Thiện Tâm (Phó tổng giám đốc kiêm Giám đốc chi nhánh Công ty bất động sản Nhật Nam tại TP.HCM), Trịnh Văn Tôn (Phó tổng giám đốc), Phạm Văn Tuyên (Trưởng ban chiến lược); Nguyễn Văn Minh và Nguyễn Công Sơn (thành viên Ban chiến lược).Theo cáo buộc, bà Vũ Thị Thúy từng có 1 tiền án tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tháng 7.2019, bà này thành lập Công ty bất động sản Nhật Nam vốn điều lệ 50 tỉ đồng, sau đó "tăng khống vốn điều lệ" lên 200 tỉ đồng.Nữ bị can lợi dụng doanh nghiệp để thu hút vốn từ các nhà đầu tư, bằng cách đưa ra thông tin quảng cáo sai sự thật về việc đầu tư bất động sản, nhà hàng, khách sạn…, cam kết phân chia lợi nhuận theo ngày với mức 7 - 8% mỗi tháng, lợi nhuận thu về sau 2 năm là 168 - 192% giá trị hợp đồng.Để phục vụ cho kế hoạch huy động vốn, bà Thúy thành lập ban cố vấn và thuê những cá nhân từng công tác trong công an, quân đội, Văn phòng Chính phủ... làm thành viên. Những người này sẽ sử dụng hình ảnh, uy tín của bản thân trước đây để xuất hiện tại các sự kiện, hội nghị rồi quảng cáo cho Công ty bất động sản Nhật Nam.Thành viên ban cố vấn còn phải chia sẻ bản thân cũng đang đầu tư tiền vào công ty và được phân chia lợi nhuận đầy đủ; đồng thời phải giới thiệu rằng doanh nghiệp đầu tư bất động sản khắp cả nước, kinh doanh nhà hàng, khách sạn có hiệu quả…Bà Thúy cũng thành lập ban lãnh đạo công ty và ban chiến lược, trả lương từ 50 - 200 triệu đồng mỗi tháng. Các thành viên có nhiệm vụ mở rộng phạm vi hoạt động huy động vốn, quản lý các đội nhóm kinh doanh cùng 32 văn phòng trên khắp cả nước.Thực tế cho thấy, Công ty bất động sản Nhật Nam đầu tư mua các bất động sản để bán nhưng không có lãi, hoạt động nhà hàng, khách sạn đều thua lỗ, dẫn đến đóng cửa.Vẫn theo kết luận điều tra, Công ty bất động sản Nhật Nam còn đào tạo đội ngũ sale với các bài thuyết trình giới thiệu về hoạt động đầu tư bất động sản, kinh doanh nhà hàng khách sạn, chính sách chi trả hoa hồng...Bị can Vũ Thị Thúy còn chỉ đạo tổ chức nhiều sự kiện để mời nhà đầu tư tham dự nhằm vận động họ góp vốn vào doanh nghiệp. Người ở các tỉnh xa khi tham gia sự kiện còn được bố trí xe đưa đón, ăn uống.Điển hình như một sự kiện tổ chức ở Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình hồi năm 2022, Công ty bất động sản Nhật Nam đã mời hơn 5.000 người tham dự, quảng bá doanh nghiệp làm ăn có lãi, nhà đầu tư yên tâm khi góp vốn.Với các thủ đoạn nêu trên, từ năm 2019 - 2022, Vũ Thị Thúy bị cáo buộc đã lừa đảo hơn 24.000 trường hợp, khiến họ nộp hơn 8.874 tỉ đồng vào Công ty bất động sản Nhật Nam.Khoảng tháng 8.2022, nhiều cơ quan báo chí đưa tin hoạt động huy động vốn của Công ty bất động sản Nhật Nam có dấu hiệu lừa đảo. Hàng trăm người nộp đơn tố cáo bị can.Tuy nhiên, bà Thúy không dừng lại mà tiếp tục hoạt động lừa đảo thông qua các công ty Sông Đà Invest và Sông Đà Nhật Nam.Thông qua cả 3 công ty, nữ bị can cùng đồng phạm bị cáo buộc lừa đảo gần 26.000 người tổng số tiền hơn 9.113 tỉ đồng. Trong đó, hơn 4.297 tỉ đồng "lấy của người sau trả cho người trước", đến nay còn chiếm đoạt hơn 4.816 tỉ đồng.Với số tiền trên, bà Thúy khai dùng chi thưởng thêm cho nhà đầu tư hơn 137 tỉ đồng; chi hoa hồng, thưởng cho sale hơn 2.329 tỉ đồng; chi hoạt động kinh doanh hơn 567 tỉ đồng; mua bất động sản trên cả nước hết 188 tỉ đồng…Số tiền còn lại hơn 986 tỉ đồng, bà Thúy khai sử dụng mục đích cá nhân, đến nay không giải trình được cụ thể.
Thẩm phán tòa án quận Mỹ James Boasberg đã triệu tập phiên điều trần ngày 17.3, sau khi Liên đoàn tự do dân sự Mỹ (ACLU) nộp đơn khiếu nại, cho rằng chính quyền đã vi phạm phán quyết từ tòa án. Trước đó, ông Boasberg đã ra phán quyết hôm 15.3 ngăn chính quyền ông Trump viện dẫn Đạo luật kẻ thù nước ngoài năm 1798 - một luật trước đây chỉ được dùng trong thời chiến, cho phép trục xuất người nước ngoài mà không cần lý do hay xét xử tại tòa.Tuy nhiên, chính quyền Mỹ đã phớt lờ phán quyết và tiếp tục thực thi quyết định trục xuất, tổ chức các chuyến bay đưa 261 người rời khỏi Mỹ đến El Salvador trong ngày 15.3. Nhà Trắng nhấn mạnh những người bị trục xuất thuộc băng nhóm tội phạm người Venezuela Tren de Aragua.Thư ký báo chí Nhà Trắng Karoline Leavitt cho hay Nhà Trắng chỉ tuân theo phán quyết bằng văn bản từ thẩm phán chứ không phải phán quyết qua lời nói. Tại phiên điều trần ngày 17.3, quan chức Bộ Tư pháp Mỹ Abhishek Kambli, đại diện cho chính phủ, lập luận rằng phán quyết bằng lời nói của thẩm phán không có tính ràng buộc như bằng văn bản.Thẩm phán Boasberg chất vấn: “Chính quyền có thể phớt lờ lệnh vì nó không được ghi bằng văn bản? Chẳng phải sẽ tốt hơn hay sao nếu đưa những máy bay trở lại Mỹ, thay vì phớt lờ và nói rằng: ‘Chúng tôi không quan tâm. Chúng tôi sẽ làm những gì mình muốn’?”.Bà Leavitt nêu rằng các máy bay trục xuất đã rời khỏi đất Mỹ trước khi có văn bản từ thẩm phán. Trong khi đó, quan chức về vấn đề biên giới của chính quyền Tổng thống Trump, ông Tom Homan, nói trên Đài Fox News rằng: “Chúng tôi sẽ không dừng lại. Tôi không quan tâm thẩm phán nghĩ gì, cũng như không quan tâm phe cánh tả nghĩ gì”.Truyền thông Mỹ cho hay vụ việc có thể tạo ra khủng hoảng hiến pháp khi chính quyền phớt lờ phán quyết. Các phán quyết của thẩm phán ngay tại phiên tòa trước đây vẫn mang tính ràng buộc tương tự phán quyết bằng văn bản mà sau đó sẽ được cung cấp.
Người mẫu trẻ chi gần 3 tỉ đồng để kéo dài chân
Ngày 16.1, Tổng cục Chính trị (Bộ Quốc phòng) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác báo chí, xuất bản năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.Thông tin tại hội nghị, đại diện Cục Tuyên huấn - Tổng cục Chính trị cho biết trong năm 2024, toàn quân tổ chức tuyên truyền đậm nét kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, làm nổi bật tinh thần, trách nhiệm, đóng góp, hình ảnh cao đẹp của quân đội, của bộ đội Cụ Hồ trong ngày lễ trọng đại của đất nước. Tổ chức tuyên truyền bài bản, đồng bộ, đậm nét các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam…Tuyên truyền báo chí đã đạt hiệu ứng truyền thông rất cao, được lãnh đạo Đảng, Nhà nước biểu dương; cán bộ, chiến sĩ, nhân dân ghi nhận, cộng đồng quốc tế đánh giá cao.Năm 2024, các cơ quan, đơn vị quân đội đã nhận được sự quan tâm đặc biệt, phối hợp hiệu quả của các cơ quan thông tấn báo chí T.Ư và địa phương. Phóng viên chuyên trách quốc phòng, quân sự của nhiều cơ quan báo chí đã nỗ lực đồng hành cùng các cơ quan, đơn vị quân đội.Từ đó góp phần tuyên truyền, lan tỏa về lịch sử, truyền thống, uy tín, vị thế, hình ảnh cao đẹp của bộ đội Cụ Hồ. Những bài báo, chương trình tuyên truyền đã góp phần thấm đậm tình cảm với quân đội, với bộ đội Cụ Hồ đã góp phần to lớn cổ vũ, động viên cán bộ, chiến sĩ toàn quân tiếp tục phát huy bản chất, truyền thống…Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, trung tướng Trương Thiên Tô, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, đề nghị cấp ủy các cấp tiếp tục làm tốt công tác lãnh đạo chỉ đạo quản lý nhà nước về công tác báo chí, xuất bản. Tích cực phối hợp đẩy mạnh tuyên truyền nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, đối ngoại quốc phòng…"Chúng ta đang bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc thế thì báo chí cũng phải bước vào kỷ nguyên mới này như thế nào? Phải suy nghĩ, tư duy để cùng với cả nước, cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân để đi vào kỷ nguyên mới…", trung tướng Tô nhấn mạnh.Tại hội nghị, Tổng cục Chính trị đã công bố quyết định về việc tặng thưởng bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cho 20 tập thể và 20 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong chỉ đạo, tiến hành công tác tuyên truyền báo chí về nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và Quân đội nhân dân Việt Nam năm 2024.Đồng thời, công bố quyết định Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị về việc tặng thưởng bằng khen cho 20 tập thể và 20 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong tiến hành công tác tuyên truyền báo chí về nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và quân đội nhân dân Việt Nam năm 2024. Trong số các tập thể, cá nhân nhận bằng khen có Báo Thanh Niên và ông Mai Thanh Hải, phóng viên Báo Thanh Niên.